Đất nước ta có rất nhiều nhà thờ đẹp đến ngỡ ngàng với kiến trúc độc đáo, cổ kính. Sau đây xin đề cử danh sách 10 nhà thờ có kiến trúc đẹp nhất Việt Nam. Mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và thêm nhiều đề cử khác từ bạn đọc. Hãy bình chọn cho nhà thờ bạn thấy ấn tượng nhất nhé.
1. Nhà thờ Chánh Toà Thái Bình (Thái Bình)
Nhà thờ chánh tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 m2, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.
Hai ngọn tháp cao 46 m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa.
Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.
2. Nhà thờ Tân Định (TP. Hồ Chí Minh)
Nhà thờ Tân Định được khánh thành vào năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét.
Bên trong nhà thờ có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam. Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu. Nhà thờ Tân Định xứng đáng là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
3. Nhà thờ Đức Bà (TP. Hồ Chí Minh)
Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của nhà thờ Đức Bà xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều điểm thú vị và tinh tế trong kiến trúc về tường, cửa kính, chuông, tượng Đức Mẹ... Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.
4. Nhà thờ Phủ Cam (Huế)
Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, thánh đường được xây theo lối kiến trúc hiện đại.
Nhìn từ xa, ấn tượng đầu tiên về ngôi thánh đường tráng lệ nguy nga kiểu truyền thống cổ điển có hình thánh giá La tinh này, là một khối đá hoa cương đồ sộ, được khai thác từ Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Đặc biệt mặt tiền nhà thờ có một hệ thống cửa chính và phụ được thiết kế theo kiểu kiến trúc “Ngọ Môn” ở Hoàng thành Huế với 5 cửa: 3 cửa thẳng – 2 cửa quanh, hai bên có 10 cửa phụ cho người ra vào.
5. Nhà thờ Chánh Toà Nha Trang (Khánh Hòa)
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa (Nhà thờ Núi) là địa điểm thu hút rất nhiều du khách.
Từ xa nhìn lại, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã. Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương. Đối với bà con giáo dân ở TP. Nha Trang, Nhà thờ Núi có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân. Bên cạnh đó, nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu. Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang - Khánh Hòa.
6. Nhà Thờ Tân Hóa (Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Nhà Thờ Tân Hóa thuộc Giáo Xứ Tân Hóa - địa phận xã Lộc Nga - Thị Xã Bảo Lộc. Nét đẹp của nhà thờ này là lối kiến trúc Châu Âu cổ nổi bật giữa nền trời và thảm thực vật xanh mướt...
7. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)
Có thể nói, quần thể nhà thờ Phát Diệm thể hiện sự giao hòa tinh túy giữa đạo Phật và Công giáo, được thiết kế hình mái cong hệt như đình chùa nhà Phật cũng là nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Tiếp đó là tượng thánh giá ngự trên đài sen, hệt như Phật hiện ngự trên đài sen. Có thể coi nhà thờ Phát Diệm là lối kiến trúc độc đáo nhất thế giới.
Tất cả các công trình của nhà thờ đá Phát Diệm được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
8. Nhà thờ gỗ Kon Tum (Kon Tum)
Nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất của dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Gần một trăm năm tuổi, ngôi nhà thờ cổ kính vẫn vững chãi. Đứng trước cổng, khách không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ.
Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ gỗ Kon Tum là màu gỗ nâu đen. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman. Nhà thờ được xây dựng trên cao nguyên đất đỏ, nhưng kiến trúc Roman phương Tây trở nên hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.
9. Nhà thờ Domaine de Marie (Đà Lạt)
Nhà thờ Domaine de Marie được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17, là sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây, vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.
Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên.
10. Nhà thờ Lớn (Hà Nội)
Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Gothic đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ. Nhà thờ lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.
Nguồn tin: Tổng hợp:
Nhà thờ chánh tòa Thái Bình được khánh thành vào năm 2007 và được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 m2, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Ngôi Thánh đường được khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, màu của phù sa, gợi nhớ miền quê lúa của lưu vực sông Hồng và sông Trà Lý.
Hai ngọn tháp cao 46 m được thiết kế như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng đỡ bởi hai bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao, luôn tỏa sáng lung linh nhiệm màu, cùng với tiếng ngân vang của 3 quả chuông, kêu gọi mọi người đến với Chúa.
Gian cung thánh được thiết kế như một chiếc trống đồng, với những bức phù điêu họa tiết những hoa văn thể hiện những cảnh sinh hoạt thường ngày, như săn bắn, hái lượm hay những cánh chim Lạc Việt. Gian cung thánh tương đối rộng, có thể phục vụ hàng trăm linh mục đồng tế trong các dịp lễ trọng. Nền cung thánh được lát đá granite màu đỏ, nhìn xa, giống như một tấm thảm đỏ khổng lồ, thể hiện sự uy nghi tráng lệ, xứng đáng là nơi diễn ra Thánh Lễ.
2. Nhà thờ Tân Định (TP. Hồ Chí Minh)
Nhà thờ Tân Định được khánh thành vào năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét.
Bên trong nhà thờ có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng. Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam. Nhà thờ Tân Định đã trải qua nhiều lần tu sửa, mở rộng trong nhiều sự kiện khác nhau, nhưng không hề xóa đi nét kiến trúc ban đầu. Nhà thờ Tân Định xứng đáng là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam.
3. Nhà thờ Đức Bà (TP. Hồ Chí Minh)
Đây cũng là nhà thờ Công giáo có quy mô lớn và đặc sắc, một những công trình kiến trúc thu hút nhiều khách tham quan nhất tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của nhà thờ Đức Bà xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, (đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi), không bám bụi rêu. Móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt, chịu được tải trọng gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc ngôi nhà thờ nằm bên trên. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh như các nhà thờ quanh vùng Sài Gòn - Gia Định lúc ấy và bây giờ.
Nhà thờ Đức Bà có rất nhiều điểm thú vị và tinh tế trong kiến trúc về tường, cửa kính, chuông, tượng Đức Mẹ... Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều tuân thủ theo thức Roman và Gôtich, tôn nghiêm và trang nhã.
4. Nhà thờ Phủ Cam (Huế)
Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, thánh đường được xây theo lối kiến trúc hiện đại.
Nhìn từ xa, ấn tượng đầu tiên về ngôi thánh đường tráng lệ nguy nga kiểu truyền thống cổ điển có hình thánh giá La tinh này, là một khối đá hoa cương đồ sộ, được khai thác từ Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Đặc biệt mặt tiền nhà thờ có một hệ thống cửa chính và phụ được thiết kế theo kiểu kiến trúc “Ngọ Môn” ở Hoàng thành Huế với 5 cửa: 3 cửa thẳng – 2 cửa quanh, hai bên có 10 cửa phụ cho người ra vào.
5. Nhà thờ Chánh Toà Nha Trang (Khánh Hòa)Nhìn từ xa, ấn tượng đầu tiên về ngôi thánh đường tráng lệ nguy nga kiểu truyền thống cổ điển có hình thánh giá La tinh này, là một khối đá hoa cương đồ sộ, được khai thác từ Phú Lộc – Thừa Thiên Huế. Tiền đường của Phủ Cam trông giống như hàm con rồng đang há miệng. Mặt bằng xây dựng nhà thờ mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Đặc biệt mặt tiền nhà thờ có một hệ thống cửa chính và phụ được thiết kế theo kiểu kiến trúc “Ngọ Môn” ở Hoàng thành Huế với 5 cửa: 3 cửa thẳng – 2 cửa quanh, hai bên có 10 cửa phụ cho người ra vào.
Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa (Nhà thờ Núi) là địa điểm thu hút rất nhiều du khách.
Từ xa nhìn lại, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã. Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương. Đối với bà con giáo dân ở TP. Nha Trang, Nhà thờ Núi có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân. Bên cạnh đó, nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu. Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang - Khánh Hòa.
6. Nhà Thờ Tân Hóa (Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Nhà Thờ Tân Hóa thuộc Giáo Xứ Tân Hóa - địa phận xã Lộc Nga - Thị Xã Bảo Lộc. Nét đẹp của nhà thờ này là lối kiến trúc Châu Âu cổ nổi bật giữa nền trời và thảm thực vật xanh mướt...
7. Nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình)
Có thể nói, quần thể nhà thờ Phát Diệm thể hiện sự giao hòa tinh túy giữa đạo Phật và Công giáo, được thiết kế hình mái cong hệt như đình chùa nhà Phật cũng là nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Tiếp đó là tượng thánh giá ngự trên đài sen, hệt như Phật hiện ngự trên đài sen. Có thể coi nhà thờ Phát Diệm là lối kiến trúc độc đáo nhất thế giới.
Tất cả các công trình của nhà thờ đá Phát Diệm được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
8. Nhà thờ gỗ Kon Tum (Kon Tum)
Nhà thờ gỗ Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất của dân tộc Ba Na Tây Nguyên. Gần một trăm năm tuổi, ngôi nhà thờ cổ kính vẫn vững chãi. Đứng trước cổng, khách không khỏi ngạc nhiên với vẻ đẹp dung dị mà sang trọng của nhà thờ.
Hiện diện trên mọi chi tiết kiến trúc của nhà thờ gỗ Kon Tum là màu gỗ nâu đen. Với tháp chuông cao vút, mái nhọn, khung cửa hình vòm và hàng cột to tròn, ngôi giáo đường mang đặc trưng kiến trúc Roman. Nhà thờ được xây dựng trên cao nguyên đất đỏ, nhưng kiến trúc Roman phương Tây trở nên hài hòa với phương Đông bởi hoa văn trang trí, điêu khắc trên gỗ mang dáng dấp của văn hóa bản địa.
9. Nhà thờ Domaine de Marie (Đà Lạt)
Nhà thờ Domaine de Marie được xây dựng từ năm 1930 cho đến 1943 theo phong cách châu Âu của thế kỷ 17, là sự kết hợp hài hòa giữa các kiểu kiến trúc phương Tây với kiến trúc dân gian của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Bố cục kiến trúc nhà thờ có nhiều điểm cách tân so với các nhà thờ cổ điển phương Tây, vẫn là dạng mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ có phần tự do hơn: chiều rộng 11m và chiều dài là 33m. Có hai đường bậc thang đi lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.
Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên. Sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu mới với 3 dãy nhà tầng của dòng Nữ Tu Bác Ái, càng làm tăng thêm vẽ uy nghi và trang nghiêm cho nhà thờ. Vì chỉ dùng duy nhất một màu vôi hồng đậm để quét tường, nên dưới ánh nắng nhà thờ như sáng rực hẳn lên.
10. Nhà thờ Lớn (Hà Nội)
Nhà thờ lớn Hà Nội mang đặc trưng rõ nét nhất của kiến trúc Gothic đó là tường được xây cao, mái vòm và có nhiều cửa sổ. Nhà thờ lớn nay đã trở thành một phần không thể tách rời của Hà Nội. Nơi đây đã trở thành địa chỉ quen thuộc không chỉ của những con chiên ngoan đạo mà còn của mọi tầng lớp dân cư Hà thành.
Nguồn tin: Tổng hợp:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét